Có Nên Xây Tầng Hầm Hay Không? Ưu Điểm & Nhược Điểm

Có Nên Xây Tầng Hầm Hay Không? Ưu Điểm & Nhược Điểm
Ngày đăng: 13/04/2023 03:31 PM

Có nên xây tầng hầm hay không? Đây là một trong những vấn đề đang được nhiều người quan tâm. Để giúp bạn có quyết định chính xác nhất dành cho công trình của mình, hãy cùng AMC House đến với bài viết sau đây.

Hiện nay, thiết kế tầng hầm cho các công trình nhà ở trở nên ngày càng phổ biến vì khi xây tầng hầm không chỉ giúp tiết kiệm diện tích mà còn nâng cao kiến trúc thẩm mỹ cho ngôi nhà. 

Bên cạnh đó, khi có tầng hầm bạn có thể tận dụng và lưu trữ nhiều loại đồ vật và thiết bị không sử dụng, mang đến không gian sống trở nên gọn gàng và thoải mái hơn. Để có thêm nhiều thông tin cũng như giải đáp liệu có nên xây tầng hầm hay không, hãy cùng AMC House theo dõi tiếp nội dung sau đây. 

Tầng hầm là gì? Tầng bán hầm là gì?

Dựa theo quy định tại Mục 1.5.13 QCVN 03:2012/BXD thì tầng hầm được quy định là tầng mà quá một nửa chiều cao của nó nằm dưới cao độ mặt đất công trình theo quy hoạch được duyệt. Còn đối với tầng bán hầm, đây là tầng mà một nửa chiều cao của nó nằm trên hoặc ngang cao độ mặt đất công trình theo quy hoạch.

Thông thường thì tầng hầm, tầng bán hầm được xây dựng nhiều trong các trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, cao ốc, chung cư,.... Hiện nay, thiết kế này cũng dần được áp dụng nhiều trong các công trình nhà ở. 

Có nên xây nhà có tầng hầm hay không?

Câu hỏi AMC House nhận được nhiều nhất thời gian gần đây là việc “ có nên xây nhà có tầng hầm hay không?”, để giúp bạn giải đáp vấn đề này, hãy cùng chúng tôi đến với một số lợi ích và hạn chế khi xây tầng hầm như sau:

Lợi ích khi xây nhà có tầng hầm

Xây nhà có tầng hầm giúp mang lại cho gia chủ nhiều lợi ích như:

  • Tạo không gian trống để xe: Đây là giải pháp hiệu quả cho những ngôi nhà không có sân vườn hoặc diện tích nhỏ, qua đó tầng hầm giúp tận dụng và cất giữ xe hiệu quả. 
  • Gia tăng giá trị cho căn nhà: Thiết kế tầng hầm giúp ngôi nhà tăng thêm thẩm mỹ, bố trí và cân bằng cho tổng thể hiện đại, hoàn hảo.
  • Nâng cao mặt bằng chung cho ngôi nhà: Qua việc xây hầm, mặt bằng khu vực nhà ở sẽ được nâng lên đáng kể, giúp nhận được ánh sáng toàn diện, hạn chế ẩm thấp. 
  • Tận dụng làm kho chứa đồ: Sử dụng tầng hầm để làm kho chứa là việc làm phổ biến, qua đó có thể tận dụng và lưu trữ các sản phẩm hư hỏng, không cần thiết như máy móc, thóc gạo,...

Hạn chế khi xây dựng tầng hầm

Bên cạnh những lợi ích mang lại thì xây tầng hầm cho nhà ở vẫn còn một số hạn chế như:

  • Gia tăng chi phí xây dựng: Khi xây tầng hầm cho ngôi nhà sẽ không thể nào tránh việc gia tăng thêm diện tích xây dựng;
  • Không đảm bảo kết cấu cho công trình: Có rất nhiều trường hợp xây hầm cho công trình nhưng không tính toán cẩn thận đã dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như ngập lún khi mưa đến, gây tích tụ không khí làm ngột ngạt, thiếu ánh sáng;
  • Phụ thuộc lớn vào địa chất đất nền xây dựng: Địa chất ảnh hưởng rất lớn trong việc xây dựng tầng hầm, qua đó khi đào hầm càng sâu thì công tác chống thấm sẽ trở nên càng phức tạp, thi công sẽ khó khăn, ánh sáng, không khí cũng như điện năng sẽ khó truyền dẫn và cung cấp. 

Những lưu ý khi xây nhà có tầng hầm 

Khi lựa chọn xây tầng hầm cho nhà ở thì trong quá trình thi công bạn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng như sau: 

Quy định chung về xây nhà có tầng hầm và tầng bán hầm

Quy định chung về xây nhà có tầng hầm và tầng bán hầm

Theo quy định tại Điều 11-135/2007/QĐ-UBND ngày 08/12/2007 của UBND TP. Hồ Chí Minh đã chỉ ra 3 vấn đề cần lưu ý khi xây dựng nhà ở có tầng hầm và bán hầm như sau:

  • Phần nổi của tầng hầm (tính đến sàn tầng trệt) không quá 1,2m so với cao độ vỉa hè hiện hữu ổn định;
  • Vị trí đường xuống tầng hầm (ram dốc) cách ranh lộ giới tối thiểu 3m;
  • Đối với nhà ở liên kề có mặt tiền xây dựng giáp với đường có lộ giới nhỏ hơn 6m, không thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ôtô tiếp cận trực tiếp với đường.

Quy định về chiều cao của tầng hầm

Đối với chiều cao của tầng hầm khi xây dựng sẽ yêu cầu đạt giới hạn từ 2.2 trở lên sao cho tương ứng chiều cao đường dốc cũng là 2.2m.

Độ dốc của tầng hầm

  • Phần độ dốc đường hầm cho các công trình xây dựng nói chung theo quy định sẽ không được vượt quá 15 - 20% khi so với chiều sâu của hầm;
  • Đối với dốc cong thì yêu cầu độ dốc không được lớn hơn 13%, còn với dốc thẳng là 15%;
  • Trường hợp nhà phố không có chiều sâu và bị giới hạn diện tích hoặc không có sân vườn thì độ dốc tầng hầm cần dao động từ 20 - 25%.

Độ sâu của tầng hầm, tầng bán hầm

Yêu cầu tiêu chuẩn về độ sâu của tầng hầm và tầng bán hầm được quy định như sau:

  • Tầng bán hầm sẽ có độ sâu không được vượt quá 1.5m
  • Riêng tầng hầm thì độ sâu phải đạt từ 1.5m trở lên. 

Ánh sáng và độ thông thoáng

Khi thực hiện xây tầng hầm cho nhà ở, trên hết cần bố trí hệ thống thông gió thích hợp cho tầng hầm, đảm bảo không khí được lưu thông và không bị ứ đọng, bí bách. 

Đảm bảo chống thấm, chống ngập

Đối với công tác chống thấm, chống ngập của công trình tầng hầm được quy định phải thực hiện đúng kỹ thuật, chú trọng trong từng bước. 

Đảm bảo xây dựng đúng kỹ thuật và an toàn

Cuối cùng, trong xây dựng tầng hầm cần đảm bảo các thông số kỹ thuật và lựa chọn đúng vật liệu chất lượng. Đồng thời nên thực hiện giám sát trong suốt quá trình thi công.

XEM THÊM

Hy vọng qua những thông tin vừa chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc có nên xây tầng hầm hay không cũng như một số lưu ý cụ thể khi thực hiện thi công. Mọi thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên hệ amchouse.vn qua hotline để được hỗ trợ bạn nhé.

Bài viết khác:
Zalo
Hotline