Quy Trình Xây Nhà Hoàn Chỉnh [CHI TIẾT]

Quy Trình Xây Nhà Hoàn Chỉnh [CHI TIẾT]
Ngày đăng: 13/04/2023 11:31 AM

Quy trình xây nhà gồm bao nhiêu bước? Các công việc thực hiện trong từng bước ra sao? Để giúp bạn có thêm thông tin về vấn đề này, hãy cùng AMC House đến với bài viết sau đây bạn nhé.

Quy trình xây nhà ở hiện nay cụ thể với các bước ra sao đang được nhiều người quan tâm. Trong đó một ngôi nhà hoàn thiện cần phải trải qua rất nhiều công đoạn và các bước thi công, bao gồm từ việc lên ý tưởng sơ bộ, chuẩn bị hồ sơ xin giấy phép, lập bản vẽ chi tiết thiết kế công trình,...

Để hiểu rõ hơn về các bước thi công xây dựng nhà ở, hãy cùng AMC House tham khảo ngay nội dung sau đây.

Quy trình xây nhà tại AMC House

Bước 1: Lên ý tưởng thiết kế sơ bộ, dự toán chi phí xây dựng

Bước đầu tiên trong quy trình xây nhà đó là lên ý tưởng thiết kế, ở bước này cần bạn xác định rõ mục đích xây dựng, quy mô, số tầng cũng như chi phí dự trù cần bao nhiêu là đủ. Cụ thể:

Thiết kế bản vẽ sơ bộ

Bản chất của phần thiết kế bản vẽ sơ bộ là lập kế hoạch thiết kế cho tổng thể mặt bằng, sau đó đề ra phương án thi công tốt nhất. 

Đồng thời trong bước làm này, bộ phận kiến trúc xây nhà sẽ trình bày ý tưởng, tính toán số liệu cùng thông số kỹ thuật cơ bản cho dự án để đảm bảo triển khai hoàn thiện. 

Dự toán chi phí xây dựng

Dự toán chi phí cho công trình xây dựng là phần quan trọng, trong đó tổng mục đầu tư sẽ bao gồm các khoản như:

  • Chi phí xây dựng trực tiếp: Chi phí nhân công, chi phí vật tư và máy móc,...
  • Chi phí quản lý dự án: Chi phí tổ chức, thực hiện công việc từ giai đoạn chuẩn bị, thực hiện, triển khai sử dụng công trình;
  • Chi phí thiết bị
  • Thiết bị nội thất: bao gồm tủ, giường, bàn, ghế, thiết bị vệ sinh, xử lý nước thải,...
  • Thiết bị phục vụ: bao gồm thang máy, máy điều hòa - thông gió, âm thanh, ánh sáng, máy phát,..
  • Chi phí tư vấn đầu tư: Chi phí tư vấn,  chi phí giám sát, chi phí thí nghiệm, chi phí kiểm tra,..
  • Chi phí khác: Chi phí dự phòng phát sinh, chi phí an toàn lao động, chi phí hoàn trả hạ tầng,...

Bước 2: Thực hiện các thủ tục xin phép xây dựng

Các công trình xây dựng nhà ở hay thi công các hạng mục khác nếu muốn triển khai thực hiện đều cần được cấp giấy phép xây dựng. Chi tiết những công việc sẽ được triển khai bao gồm: 

Thời điểm cần phải xin phép xây dựng

Các công trình cần xin giấy phép xây dựng bao gồm các trường hợp như:

  • Công trình xây dựng ở khu đô thị, nhà ở riêng lẻ tại địa phương hoặc nông thôn;
  • Công tác tu dưỡng, cải tạo cấu trúc toàn diện cho ngôi nhà;
  • Công trình cần thay đổi kết cấu chịu lực, diện tích và công năng sử dụng.

Quy trình xin giấy phép xây dựng

Các bước chi tiết trong quá trình xin giấy phép xây dựng được mô tả cụ thể như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và thủ tục xin giấy phép;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ tại đơn vị có thẩm quyền cấp phép;
  • Bước 3: Cơ quan thẩm quyền xem xét và kiểm tra hồ sơ xây dựng;
  • Bước 4: Cơ quan thẩm quyền đóng dấu bản vẽ và cấp phép xây dựng;
  • Bước 5: Khi thực hiện khởi công được 1 tuần, chủ thầu hoặc chủ công trình gửi thông tin khởi công đến cơ quan cấp phép.

Bước 3: Thiết kế chi tiết kỹ thuật thi công và tìm nhà thầu

Ở bước này sẽ cần  thực hiện chi tiết qua từng bước như: 

Thiết kế kỹ thuật

Khi đã được cấp phép xây dựng, chủ thầu sẽ cụ thể hóa bản thiết kế cơ sở trở thành bản thiết kế kỹ thuật. Trong bản thiết kế này sẽ bao gồm các phần như: giải pháp, thông số kỹ thuật, nguồn vật tư cung cấp,..

Thiết kế bản vẽ thi công

Bản vẽ thiết kế thi công đòi hỏi sự chi tiết và cụ thể hóa từng thông tin công trình, quá đó giúp cho công tác thiết kế diễn ra suôn sẻ và đạt được độ chính xác cao nhất cũng như đảm bảo các điều kiện bắt buộc trong quá trình triển khai. 

Tìm kiếm đơn vị nhà thầu uy tín, chất lượng

Lựa chọn đơn vị thầu xây dựng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và thời gian sử dụng của công trình. Vì thế các chủ đầu tư rất quan tâm đến bước làm này. Và chủ thầu xây dựng được xem là uy tín nếu đáp ứng được các yêu cầu về: kinh nghiệm, kỹ thuật, tiến độ thực hiện,....

Thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị và máy móc

Trong công tác lắp đặt này sẽ bao gồm các bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị mặt tổng thể để thi công;
  • Xây dựng phần thô, bao gồm:
  • Đào móng, xử lý nền, thi công cốp pha, cốt thép, đổ bê tông móng, xây công trình ngầm như: bể tự hoại, hố ga, bể nước, …
  • Xây gạch và tô trát hoàn thiện tất cả các tường bao che, bậc tam cấp, bậc cầu thang; 
  • Lắp đặt hệ thống ống âm của cấp thoát nước, điện cấp nguồn, chiếu sáng, điều hòa , điện thoại, internet, truyền hình,……
  • Công đoạn hoàn thiện công trình, bao gồm: 
  • Ốp lát gạch hoặc đá; 
  • Lắp đặt trần; 
  • Lắp cửa đi, cửa sổ, lan can, vách ngăn; 
  • Lắp đặt điện, nước và các hệ thống kỹ thuật; 
  • Sơn nước nội ngoại thất; 
  • Lắp đặt nội thất (nếu có)….

Bước 4: Nghiệm thu, hoàn công và đưa vào sử dụng

Nghiệm thu công trình sẽ được thực hiện sau khi hoàn tất quá trình thi công. Đây là quá trình thực hiện so sánh - đối chiếu giữa bản vẽ thiết kế với công trình xây dựng thực tế khi hoàn thành.

Đồng thời, thủ tục hoàn công là loại thủ tục hành chính bắt buộc phải thực hiện của các công trình xây dựng.

XEM THÊM

Vừa rồi là những thông tin về quy trình xây nhà chi tiết được amchouse.vn gửi đến bạn. Qua đó chúng tôi hy vọng đã mang lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích, mọi thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ hotline để được hỗ trợ tốt nhất bạn nhé.

Bài viết khác:
Zalo
Hotline